KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH HẠI NGÔ
TẠI TIÊN LÃNG – HẢI PHÒNG
1. Cơ quan gửi mẫu:
1.1. Chi cục TT & BVTV Hải Phòng
2. Ngày nhận mẫu: 27/10/2017
3. Đơn vị giám định mẫu: Bộ môn Bênh cây, Viện Bảo vệ thực vật
4. Đối tượng cây trồng: Cây Ngô
5. Triệu chứng:
Mẫu HP-1
- Ngọn lá cứng hơn bình thường, hơi ngắn. Mặt sau phiến lá có u sần nổi gồ. Lá thứ 2 từ ngọn nhăn mép lá.
Mẫu HP-2 (M3)
- Lá ngọn và lá thứ 2 từ ngọn nhăn mép lá.
6. Kết quả giám định và kiến nghị
6.1. Kết quả giám định mẫu ngô thu tại Tiên Lãng ( Hải Phòng)
TT |
Mẫu |
Triệu chứng |
SRBSDV |
1 |
HP-1 |
Ngọn lá cứng hơn bình thường, hơi ngắn. Mặt sau phiến lá có u sần nổi gồ. Lá thứ 2 từ ngọn nhăn mép lá. Trồng ngày 29/09/2017 |
+ |
2 |
HP-2 |
Cây cao, lá vàng, có xu hướng vàng từ lá dưới lên. Trồng ngày 04/10/2017 |
- |
Ghi chú: - : Âm tính; +: Dương tính; Ngày đọc kết quả: 02/11/2017
+ Mẫu HP-1: dương tính với vi rút lùn sọc đen phương nam (SRBSDV)
+ Mẫu HP-2: âm tính với vi rút lùn sọc đen phương nam (SRBSDV)
6.2. Kiến nghị
- Tiến hành điều tra lại và ghi nhận diện tích nhiễm bệnh với các triệu chứng tương tự các mẫu đã giám định.
- Tuyên truyền và hướng dẫn người trồng ngô nhận biết triệu chứng bệnh trên đồng ruộng. Những cây bị bệnh là do rầy lưng trắng- vector truyền bệnh, mang vi rút đã chích và truyền bệnh từ rất sớm – khi cây ngô mới nhú lá, khoảng 5-10 ngày sau trồng. Giai đoạn khoảng 30-35 ngày sau trồng đã có thể phát hiện các triệu chứng bệnh điển hình với các u sần nổi gồ ở mặt dưới của phiến lá, dọc theo gân lá.
Phòng Khoa học và HTQT
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· RẦY TRẮNG NHỎ HẠI LÚA
· Bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
· HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC
· Thông báo khoá học Laboratory Animal Science sẽ tổ chức tại Viện NC CNSH, Đại học Nông Lâm TP.HCM vào tháng 10
· Thông báo tuyển sinh đi học tại Nhật Bản theo học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2018