Bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa
Ngày đăng : 15/01/2014

Triệu chứng điển hình là khi bị nhiễm bệnh, cây mía thường bị lùn, từng phần hoặc toàn bộ lá và chồi đều bị mất diệp lục tố, lá nhỏ và mềm, xuất hiện nhiều chồi bên; các đốt thân ngắn, cây không phát triển thành cây mía bình thường (Hình 1). Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa, bệnh xuất hiện trên các giống mía mới có nguồn gốc từ Thái Lan như Suphanburi 7, K95-156, K88-200, K93-219, Uthong 1 với tổng diện tích bị nhiễm trên 400ha.


 

 Hình 1. Triệu chứng bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa

(Ảnh: do Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa cung cấp)


Căn cứ vào triệu chứng biểu hiện, chúng tôi chẩn đoán đây là bệnh trắng lá mía do phytoplasma gây ra. Phương pháp Nested-PCR sử dụng cặp primer P1/P7-R16F2n/R16R2 được áp dụng để phát hiện và định loại phytoplasma gây bệnh và đã khuếch đại được sản phẩm PCR với kích thước khoảng 1,2kb. Sản phẩm PCR được giải mã và so sánh với trình tự DNA của phytoplasma gây bệnh trắng lá mía đã được công bố trên GenBank. Chúng tôi xác định triệu chứng trắng lá mía tại Khánh Hòa là do phytoplasma thuộc nhóm phụ SCWL, nhóm16SrXI gây ra. Trắng lá mía, là một trong những bệnh nguy hiểm của cây mía trên thế giới, được lan truyền qua hom giống và côn trùng môi giới; tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chưa xác định được môi giới truyền bệnh trong điều kiện Việt Nam. Tại Thái Lan, các loài rầy Matsumuratettix hiroglyphicus(Matsumura) và Yamatotettix flavovittatus là môi giới truyền bệnh. Bệnh trắng lá mía đã gây dịch cho ngành công nghiệp mía tại Thái Lan trong những năm 2000. Trước mắt, để quản lý hiệu quả bệnh trắng lá mía cần áp dụng một số biện pháp sau: (1). Cần tiêu hủy triệt để tàn dư cây bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng; (2). Sử dụng mía sạch bệnh từ vùng  chưa bị bệnh làm hom giống; (3). Không vận chuyển mía từ vùng bị bệnh sang vùng chưa bị bệnh. Về lâu dài, cần: (4). xác định và nghiên cứu môi giới truyền bệnh trắng lá mía tại Việt Nam; (5). nghiên cứu, chọn tạo giống mía chống chịu với bệnh và/hoặc môi giới truyền bệnh.

Trịnh Xuân Hoạt

Bộ môn Chẩn đoán Giám định Dịch hại và Thiên địch

Viện Bảo vệ thực vật

Các thông tin khác :
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Thông báo Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2022 – VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· WORKSHOP ON MANAGEMENT OF BACTERIAL DISEASES IN BANANA
· TUYỂN CHỌN CHUYÊN GIA KỸ THUẬT VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG TIẾNG TÂY BAN NHA LÀM VIỆC TẠI CUBA NĂM 2023
· ASEAN GUIDELINES FOR AGROFORESTRY DEVELOPMENT ASEAN SENIOR OFFICIALS ON FORESTRY 2018
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật