Hội nghị kiểm tra, đánh giá mô hình quản lý tổng hợp bệnh vàng lá, thối rễ cam
Ngày đăng : 11/11/2022

Ngày 10/11/2022, Sở KH&CN Hưng Yên tổ chức Hội nghị kiểm tra, đánh giá mô hình quản lý tổng hợp bệnh vàng lá, thối rễ cam và chia sẻ các kết quả đạt được

Về dự Hội nghị gồm: Bà Nguyễn Thái Kiều Ngân - PGĐ Sở KHCN, Ông Nguyễn Văn Tráng - PGĐ Sở NN&PTNT, Ông Doãn Thanh Luận - Chủ tịch xã Tam Đa, ông Hoàng Đình Hùng - Trạm trưởng Trạm BVTV Phù Cừ cùng các phòng ban của Sở và các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình.

Về phía Viện BVTV gồm: Ông Nguyễn Văn Liêm - Viện trưởng, bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ trì đề tài cùng nhóm thực hiện.

Theo số liệu của Viện bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tỷ lệ cây cam bị vàng lá, thối rễ ở Hưng Yên hiện nay nhiều nhất là huyện Phù Cừ với gần 30%, tiếp đến là huyện Kim Động khoảng 24%. Các huyện Khoái Châu, Văn Giang, thành phố Hưng Yên có tỷ lệ dưới 20%.

Ông Trần Văn Toàn, Chủ tịch Hội nông dân xã Tam Đa, huyện Phù Cừ cho biết, xã Tam Đa hiện có gần 60ha trồng cam. Từ năm 2019 đến nay, cây cam bị vàng lá, thối rễ khiến năng suất giảm, nhiều hộ phải chặt bỏ. Hiện toàn xã Tam Đa đã chặt bỏ khoảng 10% diện tích. Một số vườn vẫn cố gắng giữ lại để tìm giải pháp khắc phục. Bà con trồng cam đang rất hy vọng có giải pháp "bắt bệnh" vàng lá, thối rễ trên cây cam.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng 2 loại mô hình quản lý tổng hợp bệnh vàng lá, thối rễ cạm tại xã Tam Đa, huyện Phù Cừ và 1 mô hình ở huyện Văn Giang.

Mô hình thứ nhất xây dựng trên vườn cam Vinh 7 năm tuổi. Mô hình này được đánh giá đủ điều kiện áp dụng các biện pháp hồi phục có hiệu quả. Mô hình thứ 2 được xây dựng trên cơ sở lựa chọn giống ghép có khả năng chống chịu với điều kiện canh tác tại địa phương.

"Chúng tôi đã lựa chọn gốc ghép là cây cam bố hạ đang được trồng tại địa phương. Gốc cam Bố Hạ thực tiễn tại địa phương được đánh giá không hoặc rất ít bị hiện tượng vàng lá, thối rễ", bà Nguyễn Thị Thuỷ, cán bộ Viện Bảo vệ Thực vật cho biết.

Theo bà Nguyễn Thái Kiều Ngân, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình áp dụng giải pháp kỹ thuật hạn chế hiện tượng vàng lá, thối rễ trên cây cam. Đồng thời, đảm bảo hạn chế ít nhất 80% hiện tượng vàng lá, thối rễ và tăng năng suất ít nhất 15% so với đối chứng.

Ông Đặng Quang Huyên ở thôn Ngũ Phúc, xã Tam Đa có 1ha chủ yếu trồng cam Vinh. Mấy năm trước vườn cam bắt đầu xuất hiện tình trạng vàng lá, thối rễ, ông Huyên đã định chặt bỏ gần 1 nửa số cây cam. Đầu năm 2020, ông được cán bộ nông nghiệp của huyện Phù Cừ tư vấn tham gia thử nghiệm mô hình thử nghiệm hạn chế hiện tượng này.

Ông Huyên đã quyết định để lại vườn cam và tham gia mô hình thử nghiệm này. Vụ cam đầu tiên vào cuối năm 2020 đã cho thu hoạch khá, năng suất đạt khoảng hơn 50% so với cây không bị bệnh . Ngoài ra, cây bị bệnh phục hồi tốt.

Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục. Đối với những vườn trồng cam có điều kiện thích hợp với tầng đất dày trên 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 100m thì cần phòng trừ tuyến trùng, nấm bệnh; kích thích bộ rễ phát triển; cắt tỉa những cành già cỗi, đào bỏ những cây không có khả năng phục hồi. Đồng thời, tăng cường bón phân hữu cơ hoai, mục, bón phân cân đổi và hợp lý.

Bà Nguyễn Thị Thuỷ khuyến cáo, với những vườn cam trồng mới bà con nên lựa chọn chân đất thoát nước tốt, trồng thành luống, đào rãnh thoát nước; cây giống đảm bảo tiêu chuẩn rễ không cong, không dùng đất nhiễm các sinh vật hại như tuyến trùng, nấm để làm bầu. Ngoài ra, cần khử trùng và bón phân hữu cơ hoai mục trong hố trước khi trồng.

Hội nghị đã đi thăm mô hình, nghe báo cáo kết quả và tiến hành thảo luận nhằm hoàn thiện quy trình và tiếp tục đưa vào sản xuất.

Hội nghị đã nhận được sự đóng góp từ lãnh đạo sở, các ý kiến trao đổi của người dân. Đồng thời cũng nhận được sự đánh giá cao của Lãnh đạo Sở và người dân có mong muốn được tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Chủ tịch hội nông dân xã Tam Đa Trần Văn Toàn chia sẻ, bà con xã Tam Đa rất phấn khởi khi nghiên cứu này được thử nghiệm tại địa phương. Nhiều hộ trồng cam hy vọng mô hình nghiên cứu này sẽ sớm thành công, cung cấp thêm kiến thức, kỹ thuật trồng cho bà con để khắc phục căn bệnh khó chữa đang rất phổ biến trên cây cam.

Các thông tin khác :
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Thông báo Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2022 – VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· WORKSHOP ON MANAGEMENT OF BACTERIAL DISEASES IN BANANA
· TUYỂN CHỌN CHUYÊN GIA KỸ THUẬT VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG TIẾNG TÂY BAN NHA LÀM VIỆC TẠI CUBA NĂM 2023
· ASEAN GUIDELINES FOR AGROFORESTRY DEVELOPMENT ASEAN SENIOR OFFICIALS ON FORESTRY 2018
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật