KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH LÚA SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM
Ngày đăng : 16/08/2017

KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH HẠI LÚA

 1.   Cơ quan gửi mẫu:

1.1.           Chi cục Trồng trọt và BVTV Nam Định

1.2.           Chi cục Trồng trọt và BVTV Ninh Bình

2.   Ngày nhận mẫu: 11/8/2017

3.   Đơn vị giám định mẫu: Bộ môn Bênh cây, Viện Bảo vệ thực vật      

4.   Đối tượng cây trồng: Cây Lúa (Bắc Thơm số 7)

5.   Triệu chứng:

-         Triệu chứng mẫu bệnh thu thập tại Đông Hải, Hải Hậu, Nam Định (NĐ-1): Cây lúa thấp lùn nhẹ, một số dảnh thấp lùn nặng, lá xanh đậm, đầu lá khô cháy và vàng, một số lá bị xoắn đầu lá, cổ lá rụt (không thoát cổ lá), dảnh cứng.

-         Triệu chứng mẫu bệnh thu thập tại Hoành Sơn, Giao Thủy, Nam Định (NĐ-2): Cây lúa thấp lùn nặng, dảnh thấp lùn nặng và cứng, lá xanh đậm, đầu lá khô cháy và vàng, một số lá bị xoắn đầu lá, cổ lá rụt (không thoát cổ lá), một số lá có gân lá gồ ghề, lá ngắn

-         Triệu chứng mẫu bệnh thu thập tại Kim Sơn, Ninh Bình  (NB-1): Cây và dảnh lúa bị thấp lùn nặng, lá xanh đậm, đầu lá khô cháy và vàng, một lá bị xoắn đầu lá, cổ lá rụt (không thoát cổ lá), dảnh cứng, một số lá có gân lá gồ ghề, lá ngắn

6. Kết quả giám định và kiến nghị

6.1. Kết quả giám định bệnh hại lúa Nam Định và Ninh Bình

Địa điểm

thu thập mẫu

Giống lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Kết quả giám định bệnh

Lùn xoắn lá (RGSV)

Lùn lúa cỏ (RRSV)

Lúa lùn sọc đen phương nam (SRBSDV)

Đông Hải, Hải Hậu, Nam Định (NĐ-1)

Bắc Thơm số 7

Đẻ nhánh

-

-

+

Hoành Sơn, Giao Thủy, Nam Định (NĐ-2)

Bắc Thơm số 7

Đẻ nhánh

-

-

+

Kim Sơn, Ninh Bình (NB-1) 

Bắc Thơm số 7

Đẻ nhánh

-

-

+

Ghi chú: - : Âm tính; +: Dương tính; Ngày đọc kết quả: 15/8/2017

            Mẫu bệnh hại lúa (giống Bắc Thơm số 7) do Chi cục Trồng trọt & BVTV Nam Định và  Chi cục Trồng trọt & BVTV Ninh Bình được giám định tại Viện Bảo vệ thực vật cho kết quả dương tính với bệnh lúa lùn sọc đen phương Nam

6.2. Kiến nghị

- Điều tra định kỳ và ghi nhận diện tích nhiễm bệnh với các triệu chứng tương tự các mẫu đã giám định. Chỉ đạo phun thuốc hóa học trừ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là côn trùng môi giới truyền bệnh vi rút gây bệnh.

- Chăm sóc cây lúa để tăng cường sức chống chịu của cây lúa với bệnh bằng bón phân kết hợp phun dinh dưỡng qua lá, phân vi lượng …, ưu tiên các sản phẩm có tác dụng kích thích ra rễ.

Phòng Khoa học và HTQT

Các thông tin khác :
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Thông báo Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2022 – VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· WORKSHOP ON MANAGEMENT OF BACTERIAL DISEASES IN BANANA
· TUYỂN CHỌN CHUYÊN GIA KỸ THUẬT VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG TIẾNG TÂY BAN NHA LÀM VIỆC TẠI CUBA NĂM 2023
· ASEAN GUIDELINES FOR AGROFORESTRY DEVELOPMENT ASEAN SENIOR OFFICIALS ON FORESTRY 2018
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật