KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH “Quản lý ruồi đục quả thanh long diện rộng kết hợp với kỹ thuật triệt sản côn trùng”
Ngày đăng : 08/12/2022

Cây thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh Bình Thuận; sản xuất thanh long đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh, với hơn 30 ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long, hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 70 - 80 ngàn lao động. Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu của thanh long Bình Thuận chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất cây ăn quả.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cuối năm 2021, diện tích thanh long toàn tỉnh đạt trên 33 nghìn ha, sản lượng thanh long đạt 700.000 tấn/năm. Thanh long Bình Thuận chủ yếu được tiêu thụ ở 2 hình thức: Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Ước tính khoảng 15% sản lượng thanh long cung cấp cho thị trường nội địa; 85% tập trung cho xuất khẩu. Trong xuất khẩu, khoảng 2 - 3% là chính ngạch, còn lại được mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc hoặc liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để trực tiếp xuất khẩu.

Các sản phẩm OCOP 3 sao từ thanh long như kem tươi và tương thanh long. Nhiều doanh nghiệp đã chế biến sản phẩm thanh long như thanh long sấy, nước ép, rượu vang, kẹo, siro ... phần lớn được tiêu thụ nội địa với năng lực chế biến khoảng 182.000 tấn/năm, chiếm khoảng 26% sản lượng.

Thanh long là cây có giá trị kinh tế cao và được người dân quan tâm và phát triển nhiều. Do vậy, cây thanh long bị nhiều sâu, bệnh hại tấn công và đã gây thành dịch nhứ: đốm nâu thanh long, ốc sên, rệp sáp, ruồi đục quả ..., nếu không quản lý được sẽ gây thiệt hại nặng nề, cùng với đầu ra không ổn định đã gây nên thiệt hại vô cùng lớn.

Trong số sâu, bệnh hại kể trên thì ruồi đục quả là đối tượng gây hại quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu thanh long, vì ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều quốc gia trên thế giới.

Để góp phần làm gia tăng giá trị kinh tế đối với quả thanh long và thúc đẩy qui trình xuất nhập khẩu ổn định. Viện BVTV đã hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và nguồn kinh phí đối ứng của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời được đồng hành cùng Chi cục Trồng trọt & BVTV Bình Thuận để thực hiện dự án “Phối hợp biện pháp triệt sản côn trùng với các biện pháp khác để quản lý tổng hợp ruồi đục quả Bactrocera  cho vùng sản xuất quả thanh long”.

Về dự Hội nghị đánh giá, kiểm tra mô hình gồm có:

Bà Trần Bích Ngọc – Điều phối viên hợp tác giữa Việt Nam và IAEA – Bộ Khoa học và Công nghệ

Bà Phạm Thanh Huyền – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ông Nguyễn Hồng Hải - Vụ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ông Đỗ Văn Bảo – Chi cục trưởng Chi cục TT & BVTV Bình Thuận

Ông Thái Đức Khiết – PCT UBND Xã Hàm Hiệp

Về đơn vị Chủ trì Dự án gồm có:

Ông Nguyễn Văn Liêm – Viện tưởng Viện Bảo vệ thực vật

Ông Lê Mai Nhất – Trưởng phòng Khoa học và HTQT – Viện BVTV

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền – Chủ nhiệm Dự án cùng các thành viên dự án và bà con tham gia thực hiện mô hình.

Hội nghị đã được nghe Chủ nhiệm Dự án báo cáo tóm tắt kết quả được và hiệu quả của mô hình. Tại Hội nghị đã được các cơ quan quản lý đánh giá cao về kết quả thực hiện, bên cạnh đó các hộ nông dân tham gia mô hình đã rất phấn khởi với kết quả triển khai trong suốt thời gian 2020 – 2022 và mong muốn được tiếp tục triển khai trên diện rộng để chất lượng quả thanh long đạt yêu cầu xuất khẩu và sản xuất thanh long thân thiện với môi trường, bảo vệ được sức khỏe người dân.

Một số hình ảnh tại Hội nghị và kiểm tra mô hình

Các thông tin khác :
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Thông báo Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2022 – VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· WORKSHOP ON MANAGEMENT OF BACTERIAL DISEASES IN BANANA
· TUYỂN CHỌN CHUYÊN GIA KỸ THUẬT VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG TIẾNG TÂY BAN NHA LÀM VIỆC TẠI CUBA NĂM 2023
· ASEAN GUIDELINES FOR AGROFORESTRY DEVELOPMENT ASEAN SENIOR OFFICIALS ON FORESTRY 2018
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật