Một số thành tựu chủ yếu

Nghiên cứu cơ bản

. Tiến hành các cuộc tổng điều tra côn trùng, bệnh cây và cỏ dại hại cây trồng tại các tỉnh miền Bắc (1968-1969); tại các tỉnh miền Nam (1977-1978); Điều tra sâu bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam (1997-1998); Điều tra thành phần cỏ dại trên lúa nước và cây trồng cạn (1969-1974, 1979-1985 và 1995-1997) và Điều tra thành phần sinh vật hại trên một số cây trồng chính & sản phẩm sau thu hoạch (2006-2010).

. Giám định và bảo quản hơn 3000 loài côn trùng và nhện; 700 loại bệnh hại cây trồng, 500 loài ký sinh thiên địch, 700 loài cỏ dại. Ngoài ra còn bảo quản hơn 5000 loài côn trùng từ thời Pháp để lại.

·   Xây dựng phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và chẩn đoán nhiều đối tượng sâu, bệnh hại, cỏ dại và sinh vật có ích.

Nghiên cứu ứng dụng

- Xây dựng được hàng trăm quy trình kỹ thuật và giải pháp công nghệ phòng chống dịch hại cây trồng, bảo đảm an ninh lương thực và vệ sinh an toàn thực phẩm, điển hình là:

           + Quy trình phòng chống bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; bệnh lùn sọc đen phương nam hại lúa; Quản lý rầy nâu bền vững cho vùng ĐBSH và khu vực Miền Trung.

           + Quy trình phòng chống rệp sáp, ve sầu, bệnh vàng lá .. hại cà phê, chết nhanh chết chậm hồ tiêu, sâu bệnh hại điều; bọ hung hại mía; bệnh chồi cỏ hại mía, bệnh nấm trắng, nấm hồng hại cao su, sâu bệnh hại ca cao, sâu bệnh hại cây điều, cây thông, cây quế, cây hồi.. cho vùng miền núi phía Bắc,  Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

           + Quy trình sản xuất rau, quả an toàn (GAP); quản lý bệnh HXVK và ĐLVK hại cà chua...Quy trình canh tác & phòng trừ tổng hợp (IPM) bệnh hại trên giống lạc mới. IPM trên cây đậu đỗ. Quản lý sâu bệnh hại hoa, cây cảnh.

           + Quy trình phòng trừ ruồi hại quả diện rộng trên cây thanh long; IPM trên cây ăn quả có múi, phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả ôn đới và cây nhãn vải.

           + Quy trình Ứng dụng CNSH phát hiện và chẩn đoán bệnh vi rút, vi khuẩn và phytoplasma.. hại cây trồng

           + Quy trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong quản lý sâu bệnh hại cây trồng như chế phẩm Pheromone; CP 7.8; BIOFUN 1; BIOFUN2, SH- 1; SH-BV1, NPV-Spl; Phyto-PP1...

- Xây dựng nhiều mô hình ứng dụng tổng hợp các giải pháp KHCN quản lý sâu bệnh hại chính trên các đối tượng cây trồng nông-công- lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.

- Tiến hành hàng chục dự án ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất tại nhiều vùng trên cả nước.

Các sản phẩm tiêu biểu

Các chế phẩm sinh học, thảo mộc và sản phẩm phi hoá học ứng dụng trong PHTH dịch hại: Tictack 13.2 BR; Bourbo 8.3 BR trừ ốc bươu vàng; bả Protein ENTO-Pro trừ ruồi đục quả; Chế phẩm bón gốc vi sinh SH-1; SH-BV1 trừ tuyến trùng hại rễ; BIOFUN1 & BIOFUN2 trừ các loại rệp, rầy, mối... hại cây trồng, CP 7.8 trừ bệnh thối xám và bệnh thán thư;Phyto-PP1  trừ bệnh mất mủ cao su; các Pheromone giới tính và NPV-Spl trừ sâu hại rau; Nấm có ích Metarhizium; Beauveria;Trichoderma, bả diệt chuột sinh học; thuốc kích thích sinh trưởng diệp lục tố v.v...

Đánh giá, tuyển chọn được nhiều giống lúa có triển vọng, đưa vào sản xuất đại trà các giống lúa nước: CR203; C70; C71;  NN3B; IR1820; IR17494; CR 84-1;  giống lúa cạn năng suất cao, phẩm chất tốt: LC93-1, LC93-4; giống lạc MD9, TK10; giống cây ăn quả có múi sạch bệnh; giống đào chín sớm ĐCS1...Phục tráng nhiều giống cây trồng cho các địa phương như giống lúa Nếp IR 4625 cho khu vực Nam bộ, giống Cam Trưng Vương, Quýt Hà Trì tại Cao Bằng...

Hợp tác quốc tế

     Viện Bảo vệ thực vật có quan hệ hợp tác rộng rãi với  nhiều viện nghiên cứu, trường đại học của các nước Úc, Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Maylaysia,... Với các tổ chức quốc tế (ACIAR, CABI, CIAT, DANIDA, FAO, FFTC, IAEA, ICRISAT, IRRI,...) thực hiện nhiều dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, giám định dịch hại, sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, sản xuất nhiều giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh hại và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành bảo vệ thực vật.

Thông tin tuyên truyền
            - Xuất bản và phổ biến cho cán bộ khoa học, kỹ thuật và nông dân các tỉnh thành trong cả nước các tập sách về phương pháp nghiên cứu, điều tra sâu, bệnh, cỏ dại hại cây trồng và ký sinh thiên địch; nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xác định dịch hại, danh lục dịch hại trên cây trồng, kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ dịch hại cây trồng, hướng tới sản xuất nông sản an toàn.

        - Phối hợp với Cục BVTV xuất bản mỗi năm 6 số tạp chí BVTV.

Thành tích của Viện qua các thời kỳ

-  Huân chương Độc lập: Hạng Ba (1996), Hạng hai (2008), Hạng nhất (2013).

 - Huân chương Lao động: Hạng Ba (1981), Hạng Hai (1988), Hạng Nhất (1991).

 -  Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ VIFOTEC (1995, 1998).

 - Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế Cần Thơ (1993) .

 - Giải thưởng Nhà nước về công trình đánh giá, tuyển chọn giống lúa kháng sâu bệnh năng suất cao (2000).

 - Giải thưởng toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (2010).

 - Giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ (2005)

- Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam (2011)
- Cúp vàng cho công nghệ sản xuất nấm Beauveria & Metarhizium và công nghệ sản xuất giống cây ăn quả có múi sạch bệnh (2005).

 - Cúp vàng "Vì sự nghiệp phát triển trái cây Việt Nam chất lượng và an toàn thực phẩm (2010)

- Nhiều Bằng Lao động sáng tạo, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích...

- Nhiều Bằng khen, Cờ Luân lưu của Chính phủ, của Tổng LĐLĐ Việt Nam, của Bộ Nông nghiệp & PTNT và các Tỉnh, Thành trong cả nước.