HỘI THẢO CÔNG NGHỆ SINH HỌC LĨNH VỰC VI SINH - ENZYME
Ngày đăng : 17/11/2020

 


        Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường".
       Hiện nay, nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, kể cả những nước đạt đến trình độ phát triển cao. Đây là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội; là nơi cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành công nghiệp và được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
       Từ năm 1996, công nghệ sinh học là một trong những giải pháp được 29 quốc gia lựa chọn để giải quyết vấn đề lương thực. Trên cơ sở vai trò to lớn của công nghệ sinh học đối với cuộc sống, phát triển công nghệ sinh học là nhiệm vụ hàng đầu. Ngày 4/3/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
       Phát triển công nghệ sinh học hướng đến mục tiêu: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỷ lệ nông – lâm – thủy sản, chế biến xuất khẩu; tiến tới tự cung cấp được nguyên liệu để sản xuất chế phẩm sinh học; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; xây dựng nền công nghiệp sinh học thành một ngành kinh tế-kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được một số sản phẩm chủ lực và đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc dân. Tạo ra phong trào ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi trong nông nghiệp và nông thôn.
       CNSH hiện đại bao gồm các lĩnh vực: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật/công nghệ lên men, công nghệ enzyme/protein và CNSH môi trường.
        Trên cơ sở đó, Viện BVTV được Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giao tổ chức Hội thảo ”Đánh giá kết quả thực hiện chương trình công nghệ sinh học trong lĩnh vực Vi sinh – Enzyme” giai đoạn 2006 -2020.

Về dự Hội thảo gồm:

TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và MT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
GS.TS. Phạm Văn Toản – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Các viện thành viên trực thuộc VAAS (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; Viện Cây Lương thực – Cây thực phẩm, Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHKT Nông lâm, nghiệp miền núi phía Bắc)

PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng – Khoa Nông học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
TS. Trần Thanh Trăng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TS. Doãn Thế Lân – Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm tế bào động vật – Viện ăn nuôi
PGS.TS. Nguyễn Văn Viết – Viện trưởng Viện nghiên cứu Nông nghiệp và PTNT Nafood
GS.TS. Vũ Triệu Mân – Chủ tịch Hội nghiên cứu Bệnh hại thực vật
TS. Ngô Vĩnh Viễn – Nguyên Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật
Bà Nguyễn Thái Kiều Ngân - Phó Giám đốc Sở KH và CN Hưng Yên
Ông Nguyễn Hồng Yến – Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và BVTV Hòa Bình
Bà. Vũ Thị Lan Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và BVTV Hải phòng
Ông Lê Văn Thành – Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và BVTV Đăk Lăk
Ông Trần Nghị - Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí – PVFCCo
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Công ty cổ phần Quốc tế Rainbow
Ông Huỳnh Minh Châu - Tập đoàn Lộc Trời
Ông Lê Đắc Thủy - Công ty Bayer Việt Nam
Ông Trần Ngọc Hân - Công ty Trần Vũ
Ông Hà Kỳ Sơn - Công ty Nông dược miền Nam
Ông Nguyễn Hồng Quang - Công ty cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm
Đơn vị chủ trì Hội thảo gồm:
TS. NCVCC. Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng,
TS. Hà Minh Thanh – Phó Viện trưởng
TS. Trịnh Xuân Hoạt – Phó Viện trưởng
TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Viện trưởng
         Tại Hội thảo còn có sự góp mặt của các chủ nhiệm đề tài/dự án và các thành viên tham dự đề tài/dự án giai đoạn 2006 – 2020, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên, nhà quản lý, nhà khoa học cùng về tham dự Hội thảo.
Hội thảo đã nghe Báo cáo Tổng kết giai đoạn 2006 – 2020 và định hướng thực hiện giai đoạn 2021 – 2030. Các báo cáo điển hình về các lĩnh vực nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học quản lý sinh vật hại cây trồng, cải tạo đất, xử lý môi trường...
         Mặc dù một số sản phẩm của Chương trình trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật - enzyme đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, song quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số bất cập, hạn chế, cụ thể như sau:
- Qui mô sản xuất và số lượng sản phẩm chưa nhiều
- Số lượng doanh nghiệp tham gia còn hạn chế
- Sản phẩm tạo ra chủ yếu là các sản phẩm trung gian, chưa phải là sản phẩm thương mại
- Số dự án sản xuất thử nghiệm, dự án hợp tác quốc tế còn ít
- Công trình công bố chủ yếu trên các tạp chí trong nước, ít công trình có công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín
        Bên cạnh các hạn chế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên nhân chính dẫn đến qui mô, phạm vi và số lượng sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật - enzyme chưa được áp dụng mạnh mẽ có hiệu quả vào sản xuất là sự không thống nhất về quản lý nhà nước đối với sản phẩm sử dụng trong bảo vệ thực vật và sử dụng trong xử lý, bảo vệ môi trường. Nhiều chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình, mặc dù đã được tiếp tục hoàn thiện công nghệ, được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật và phát triển thị trường ở giai đoạn sản xuất thử nghiệm, song vẫn chưa được cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
       Để phát triển công nghiệp sinh học, trong thời gian tới nhiệm vụ khoa học công nghệ cần được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của thực tế sản xuất, hoạt động nghiên cứu khoa học triển khai theo đặt hàng của doanh nghiệp, địa phương phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và sản xuất nông sản an toàn, nông sản hữu cơ. Nội dung nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật, enzyme sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
         - Ứng dụng công nghệ sinh học tạo kít chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng và kiểm soát dư lượng các chất cấm trong nông sản có nguồn gốc từ cây trồng và giám định, chẩn đoán độ phì nhiêu, sức khỏe đất trồng trọt, nước tưới.
        - Phát triển công nghệ và sản xuất thử nghiệm phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh vật, thuốc, chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, sản phẩm xử lý ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn và có khả năng sản xuất ở qui mô công nghiệp.
       - Phát triển các chế phẩm và giải pháp kỹ thuật sinh học trong, nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng, phục hồi, ổn định, nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng trọt, giảm phát thải khí nhà kính đối với cây trồng nông lâm nghiệp chủ lực ở qui mô công nghiệp và tái sử dụng hiệu quả các phế, phụ phẩm của sản xuất nông, lâm nghiệp.
       Để công nghệ, sản phẩm của Chương trình trong lĩnh vực vi sinh vật - enzyme được tạo ra theo định hướng phát triển ở quy mô công nghiệp, được ứng dụng tại doanh nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống, cần thiết tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học tiếp cận, làm quen, tiến tới làm chủ các công nghệ, kỹ thuật mới, chuyển giao, tiếp nhận các công nghệ tiến tiến từ nước ngoài và tiếp tục đầu tư tăng cường nguồn nhân lực khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử, thử nghiệm ở qui mô pilot và rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các chính sách khuyến khích ứng dụng sản phẩm sinh học trong sản xuất, đặc biệt là chính sách đặc cách lưu hành đối với các sản phẩm công nghệ tạo ra từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được nghiệm thu và được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
      Cuối cùng là báo cáo Đề án Công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến 2030 do GS.TS. Phạm Văn Toản – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
        Hội thảo đã tiến hành thảo luận sôi nổi đến từ các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học trẻ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp với hy vọng đề án sớm được triển khai để đóng góp vào sản xuất nông nghiệp.

Phòng Khoa học và HTQT

 

Một số hình ảnh của hội thảo:

TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ KHCN và MT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khai mạc hội thảo

TS. Nguyễn Văn Liêm Viện trưởng

TS. Hà Minh Thanh  - Phó Viện trưởng

Báo cáo kết quả thực hiện giai đoạn 2006-2020

 

Các thông tin khác :
· HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CNSH TRONG LĨNH VỰC VI SiINH - ENZYME
· NGHIỆM THU ĐỀ TÀI " NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH LEO Ở VIỆT NAM
· NGHIỆM THU ĐỀ TÀI " NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH LEO Ở VIỆT NAM
· nghiem thu dt KIT
· NGHIỆM THU ĐÊ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
· HỘI NGHỊ TỔNG KẾT DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG THANH LONG
· DANH MỤC NGUỒN GEN VI SINH VẬT NĂM 2020
· QUY TRÌNH PHÒNG CHỐNG SÂU KEO MÙA THU (Spodoptera frugiperda)
· TỜ RƠI " SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ (Spodoptera frugiperda) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG"
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai