KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN SÂU BỆNH HẠI VÀ HIỆN TƯỢNG RỤNG LÁ CHẾT CÂY NA Ở HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngày đăng : 12/08/2019

Nguyễn Văn Liêm, Trần Ngọc Khánh, Bùi Văn Dũng

        Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã gửi Văn bản số 466/CCTT&BVTV-KDTV, ngày 29/07/2019 về việc đề nghị Viện Bảo vệ thực vật xác định nguyên nhân gây bệnh hại cây Na tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 31 tháng 07 năm 2019, Viện Bảo vệ thực vật đã tổ chức đoàn công tác khảo sát tình hình sâu bệnh hại và hiện tượng rụng lá chết cây Na ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Tham gia đoàn công tác của Viện có Lãnh đạo Viện, cán bộ chuyên môn Bộ môn Chẩn đoán giám định dịch hại và thiên địch và Bộ môn Bệnh cây. Cùng tham gia đoàn công tác của Viện còn có Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên, Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Khoa học kỹ thuật của Ủy ban Nhân dân huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
       Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập mẫu sâu bệnh hại Na, mẫu cây Na bị chết và mẫu đất tại một số vườn Na ở làng Lai và Trúc Mai (xã La Hiên, huyện Võ Nhai). Theo báo cáo của lãnh đạo địa phương, diện tích trồng Na tại Võ Nhai vào khoảng 500 ha, riêng xã La Hiên có diện tích 350ha. Từ năm 2018 trở lại đây, các vườn Na của địa phương có hiện tượng cây Na sinh trưởng phát triển kém, lá biến màu, nhăn nheo, quả rụng nhiều hoặc quả sắt lại, không phát triển và mắt quả na không mở. Nhiều quả Na bị các vết đen trên quả, được người trồng na địa phương gọi là hiện tượng “mèo cào” hay “ma cào”.
      Kết quả giám định thành phần sâu bệnh hại Na và hiện tượng cây Na vàng lá chết cây đã ghi nhận được nấm Fusarium spp. (Fusarium oxysporum và Fusarium solani), đây có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng cây Na bị vàng lá thối rễ và phần thân sát gốc cây, gây tình trạng cây bị chết khô. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác hơn thì cần phải tiến hành lây nhiễm nhân tạo lại tác nhân gây bệnh này. Tại thời điểm điều tra, có 9 loài sâu hại trên cây Na tại vùng này. Trong đó có 3 loài sâu hại quan trọng xuất hiện với tần suất cao và gây hại nặng cho cây Na gồm nhện đỏ cà phê Olygonychus coffeae, bọ phấn trắng Aleurocanthus citriperdus và bọ trĩ Thrips sp. Bọ trĩ là nguyên nhân chính gây ra bệnh “mèo cào”; “ma cào” trên quả. Đặc biệt thời điểm cây na mới ra lộc, bọ trĩ gây hại làm cho lá non, búp non chùn lại và rụng.
        Căn cứ vào kết quả điều tra giám định, Viện đã khuyến cáo các biện pháp phóng chống với tác nhân gây hiện tượng vàng lá chết cây và các đối tượng sâu hại chính trên Na. Đối với hiện tượng vàng lá chết cây Na, cần (1) Vệ sinh vườn sạch sẽ, chặt bỏ và thiêu hủy những cây đã chết và những cây có triệu chứng bị hại nặng. Đào hết gốc cây bị chết mang tiêu hủy và tiến hành rắc vôi xung quanh gốc, để 1-2 năm mới tiến hành trồng mới, nếu trồng mới ngay, cây lại bị nhiễm bệnh (2) Xử lý vùng bị bệnh bằng một số thuốc hóa học có hiệu quả cao với nấm Fusarium có hoạt chất Mancozeb, Metalxyl, Difenoconazole, Propiconazole như: Ridomil 68 WP, Tilt 300EC…(3) Hàng năm sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma kết hợp với phân chuồng bón cho cây sau khi thu hoạch nhằm cải tạo đất và bổ xung nguồn VSV đối kháng với nấm gây bệnh trong đất; Chú ý khi bón phân chuồng phải ủ hoai mục (theo đúng quy trình) trước khi bón cho cây (đặc biệt là phân gà, trâu, bò, lợn,…), tuyệt đối không được bón phân tươi. Để phòng chống bọ phấn trắng và bọ trĩ cần tiến phun các thuốc Checsusa 500WP (hoạt chất Acetamiprid 100g/kg (100g/l) + Chlorpyrifos ethyl 400g/kg) (550g/l) (1 gói 100g/ 5 bình 16-20 lít) hoặc Actara 25WG (hoạt chất. Thiamethoxam) (1 gói 1g/ bình 8 lít), phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 khoảng 7 ngày (dùng phun thuốc trước thời gian thu hoạch 30 ngày). Để phòng trừ nhện đỏ, tại những vườn na quả còn nhỏ cách thời gian thu hoạch từ 30 ngày trở lên tiến hành phòng trừ bằng thuốc Comite 73EC (hoạt chất Propargite) (12-15ml/ bình 8 lít) hoặc thuốc Ortus 5 SC (hoạt chất Fenpyroximate) (1 gói 12ml/ bình 8 lít).
      Cùng với việc gửi thông báo kết quả giám định sâu bệnh hại na tại Võ Nhai cho Chi cục Trồng trọng và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở chỉ đạo phòng chống trong sản xuất, Viện Bảo vệ thực vật đã đề nghị Chi cục đề xuất với sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện Võ Nhai cấp kinh phí để Chi cục phối hợp với Viện BVTV triển khai một mô hình diện tích trên 2ha về việc phòng chống bệnh héo lá chết cây và sâu bệnh hại khác trên cây Na để từ đó khuyến cáo áp dụng mở rộng cho vùng trồng Na của huyện Võ Nhai


Hiện tượng héo lá chết cây Na                            Gốc cây na bị hai bởi nấm Fusarium spp.



Bọ phấn trắng gây hại trên lá Na non                                                  Đoàn công tác

 

Các thông tin khác :
· KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ HIỆN TƯỢNG HÉO LÁ CHẾT CÂY NA TẠI LA HIÊN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠM THỜI
· KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI CÂY NA TẠI LA HIÊN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠM THỜI
· CUỘC XÂM LĂNG TOÀN CẦU CỦA MỘT LOÀI SÂU MỚI
· TỈNH ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ DỊCH SÂU KEO PHÁ LÚA
· LẦN ĐẦU TIÊN GHI NHẬN SỰ XUẤT HIỆN CỦA SÂU ĐỤC LÁ CÀ CHUA NAM MỸ Tuta absoluta (Meyrick) (Lepidoptera: Gelechiidae) Ở VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
· HỘI THẢO GIỚI THIỆU KỸ THUẬT LAMP KIT GIÁM ĐỊNH BỆNH VI RÚT KHẢM LÁ SẮN TẠI VIỆT NAM
· FIRST REPORT OF SRILANKAN CASSAVA MOSAIC VIRUS INFECTING CASSAVA IN VIETNAM
· KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SÂU ĐỤC LÁ CÀ CHUA NAM MỸ TẠI LÂM ĐỒNG
· CÔNG ĐOÀN VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT CHÀO MỪNG 74 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM ( 2/9/1945-2/9/2019)
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai