Ngày 7/3/2025, tại Hà Nội, Viện Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề với chủ đề: "Nấm Fusarium và tuyến trùng gây hại cây trồng".
Hội thảo chuyên đề này đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp và đại diện các cơ quan quản lý ngành trồng trọ và bảo vệ thực vật. Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nấm Fusarium và tuyến trùng đối với cây trồng, đồng thời tìm ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra.
Hội thảo quy tụ sự tham gia của nhiều lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành, bao gồm GS. TS Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; TS Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật; ông Nguyễn Công Hải – đại diện Ban Giám đốc Công ty Syngenta Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Văn Tuất – Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Đức Tùng – Phó trưởng Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TS. Trần Quyết Tâm – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, các Chi cục Trồng trọt & BVTV (Hòa Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội), cùng các đại biểu đến từ nhiều trường Đại học, cơ quan quản lý Nhà nước, Hội, ngành v.v...
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Văn Liêm nhấn mạnh rằng, bệnh hại do nấm Fusarium và tuyến trùng là một trong những thách thức lớn đối với nền nông nghiệp toàn cầu. Hai tác nhân này gây ra hàng loạt bệnh nghiêm trọng như: vàng lá Panama trên chuối, héo rũ trên dưa hấu, bệnh lúa von và nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác trên các cây trồng như (cây ăn quả, cây ớt, cây dược liệu, cây lâm nghiệp). Mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng trừ được nghiên cứu và áp dụng, song việc kiểm soát hoàn toàn các tác nhân gây hại này vẫn còn là bài toán nan giải.
Tại hội thảo, 5 bài tham luận chuyên sâu đã được trình bày, gồm:
TS. Hà Minh Thanh với chủ đề: "Tổng quan về nấm Fusarium và tuyến trùng".
PGS.TS. Trịnh Quang Pháp với chủ đề: "Mối quan hệ giữa Fusarium và tuyến trùng".
TS. Hà Minh Thanh với chủ đề: "Nấm Fusarium và tuyến trùng gây hại cây ăn quả".
TS. Nguyễn Huy Chung với chủ đề: "Fusarium, tuyến trùng trên chuối".
TS. Nguyễn Quang Ninh với chủ đề: "Công nghệ TYMIRIUM".
Sau phần trình bày của 5 diễn giả, Hội thảo đã tiến hành phiên thảo luận với sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Văn Tuất và TS. Nguyễn Văn Liêm . Dựa trên các tham luận, hội thảo đã diễn ra phần thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực từ các chuyên gia và đại biểu.
Phiên trao đổi thảo luận của hội thảo
Theo PGS.TS. Trịnh Quang Pháp, tuyến trùng là sinh vật phổ biến trong đất, chiếm 80–90% tổng số động vật đa bào và là nguyên nhân làm tổn thương rễ cây, gây suy yếu khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Trong khi đó, TS. Hà Minh Thanh nhận định rằng bệnh hại do Fusarium sp. và tuyến trùng là thách thức toàn cầu, đặc biệt là bệnh vàng lá Panama trên chuối. TS. Nguyễn Huy Chung bổ sung rằng, trong các chủng nấm Fusarium, chủng TR4 là chủng gây nguy hiểm nhất ở Việt Nam và trên toàn thế giới, gây hại nặng nề và rất khó phòng trừ.
PGS.TS. Trịnh Quang Pháp trình bày tham luận
Để quản lý hiệu quả, TS. Hà Minh Thanh đã đề xuất 5 công thức xử lý đất và cây giống trước khi trồng nhằm phòng chống bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam. Đồng thời, TS. Nguyễn Huy Chung cũng đưa ra các biện pháp kiểm dịch, ngăn chặn sự lây lan của bệnh từ cây, chồi hoặc đất bị nhiễm.
TS Nguyễn Huy Chung trình bày tham luận
TS Hà Minh Thanh trình bày tham luận
Công ty Syngenta Việt Nam đã đưa đến Hội thảo Công nghệ TYMIRIUM trong việc quản lý 2 đối tượng trên. Đại diện Công ty TNHH Syngenta Việt Nam cho biết, đơn vị đang nghiên cứu giải pháp mới để phòng trừ tuyến trùng và nấm Fusarium. Công nghệ TYMIRIUMTM được giới thiệu là một giải pháp tiên tiến, đã được thử nghiệm trên hơn 5.000 mẫu cây, mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ rễ cây, hạn chế tác nhân gây hại từ đất và nâng cao năng suất cây trồng.Theo ông Nguyễn Công Hải – Đại diện BGĐ Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, Công ty Syngenta đã chi hơn 200 triệu đô la cho các nghiên cứu về công nghệ này. Ông bày tỏ lời cảm ơn tới Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Viện Bảo vệ thực vật đã đồng hành tổ chức hội thảo, tạo cơ hội cho các nhà khoa học, diễn giả và đại biểu chia sẻ những kiến thức hữu ích về Fusarium và tuyến trùng.
Ông Nguyễn Công Hải – đại diện Ban Giám đốc Syngenta Việt Nam phát biểu
Kết thúc Hội thảo GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết những nội dung chính và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm kiểm soát và phòng trừ hiệu quả các tác nhân gây hại, góp phần bảo vệ và nâng cao năng suất nông nghiệp bền vững. Ông đánh giá cao các thông tin khoa học được chia sẻ tại Hội thảo. Ông nhấn mạnh, đây là là hai nhóm đối tượng khó phòng chống, gây hại nhiều loại cây trồng, nhưng các nghiên cứu còn nhỏ lẻ nên việc áp dụng vào sản xuất cần tiếp tục thực hiện..Đông thời, ông cũng đề nghị Viện BVTV, Công ty Syngenta cùng các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đưa ra được các thời điểm, kỹ thuật phòng và chống phù hợp nhằm nâng nâng cao hiệu quả bảo vệ sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
GS. TS Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo
Ban lãnh đạo, đại biểu, diễn giả chụp ảnh lưu niệm
Hội thảo khép lại với cam kết tiếp tục đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ trong phòng chống bệnh hại trên cây trồng giữa Viện Bảo vệ thực vật và công ty TNHH Syngenta Việt Nam. Đây là nền tảng vững chắc để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng trưởng kinh tế nông nghiệp trong tương lai.
· HỘI THẢO TẬP HUẤN “ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG ĐIỀU TRA VÀ QUẢN LÝ RUỒI ĐỤC QUẢ”
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2024
· Yên Minh thí điểm khắc phục hiện tượng hồng không hạt rụng quả
· Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2024 đợt I
· Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2025 đợt I
· CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM LẠI PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT – TS. HÀ MINH THANH
· Đại hội chi bộ Văn phòng lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2027
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật