Chương trình Hội thảo tập huấn “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong điều tra và quản lý ruồi đục quả” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 03 - 07/3/2025 thuộc khuôn khổ dự án vùng RAS5097 do Viện Bảo vệ thực vật phối hợp với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Hội thảo có sự tham gia của 03 chuyên gia của IAEA, 05 học viên Việt Nam và 19 học viên quốc tế (Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Nepal, Oman, Papua New Guinea, Tonga, Thái Lan, Srilanka, Samoa, Trung Quốc). Đầu mối hội thảo phía Việt Nam là TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền – Trưởng Bộ môn Côn trùng và Tuyến trùng, Viện Bảo vệ thực vật.
Đến dự buổi khai mạc có TS. Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật; TS. Trần Bích Ngọc - Điều phối viên quốc gia hợp tác với IAEA, Phó cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ; Bà Lê Minh Hằng - Trợ lý điều phối viên quốc gia hợp tác với IAEA; TS. Lê Mai Nhất – Trưởng phòng Khoa học và HTQT; TS. Nguyễn Văn Chung - Phó trưởng phòng Khoa học và HTQT.
Tại buổi khai mạc Hội thảo tập huấn
Nội dung hội thảo tập huấn gồm: (i) Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị định vị (GPS), hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý sinh vật hại và ứng dụng trong quản lý ruồi đục quả; (ii) Hướng dẫn thiết lập bản đồ bằng phần mềm QGIS; (iii) Hướng dẫn sử dụng phần mềm Qfield tích hợp trong điện thoại thông minh để thu thập số liệu định vị ngoài thực địa và đồng bộ hóa dữ liệu với phần mềm QGIS để tạo dựng một cơ sở dữ liệu; (iv) Chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc quản lý ruồi đục quả tại mỗi quốc gia.
Hướng dẫn thiết lập bản đồ bằng phần mềm QGIS trên máy tính
Hướng dẫn sử dụng điện thoại thông minh để thu thập số liệu định vị ngoài thực địa
Trong thời gian diễn ra Hội thảo, học viên được đến trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội thực hành phương pháp thu thập dữ liệu. Tại đây, các học viên đã chia sẻ phương pháp sử dụng bẫy trong quản lý ruồi đục quả, bao gồm thời gian treo bẫy, vị trí đặt bẫy, cách sử dụng bẫy Steiner và cách treo mồi đã tẩm chất dẫn dụ vào bên trong bẫy (Nepal). Bên cạnh đó, hướng dẫn phương pháp lấy mẫu và nêu bật một số thông tin quan trọng cần thu thập trong quá trình điều tra (Việt Nam).
Học viên Nepal và Việt Nam chia sẻ phương pháp sử dụng bẫy trong quản lý ruồi đục quả
Tại buổi bế mạc, TS. Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện BVTV và TS. Rui Cardoso Pereira - Trưởng bộ phận nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử kiểm soát sinh vật gây hại (IAEA) đã trao chứng chỉ hoàn thành khóa tập huấn cho các học viên.
Học viên nhận chứng chỉ hoàn thành khóa tập huấn
Hội thảo tập huấn kết thúc mở ra cơ hội tốt để học tập, hội nhập, tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học nắm bắt xu hướng chuyển đổi số trong nông nghiệp.
· Yên Minh thí điểm khắc phục hiện tượng hồng không hạt rụng quả
· Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2024 đợt I
· Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2025 đợt I
· CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM LẠI PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT – TS. HÀ MINH THANH
· Đại hội chi bộ Văn phòng lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2027
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật